Rác thải nhựa trên biển – Nỗi ám ảnh của đại dương và sinh vật biển

07/03/2020

Rác thải nhựa trên biển đang đe dọa nghiêm trọng đến sinh vật biển và đến chính con người chúng ta. Hơn bao giờ hết, con người cần nhìn nhận rõ hơn những tác hại này và có biện pháp xử lý kịp thời. Hãy cùng An Phát Holdings tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây để nắm được cách bảo vệ môi trường biển nhé!

Rác thải nhựa trên biển đang thực sự trở thành nỗi ám ảnh của đại dương. (Nguồn ảnh: Báo Pháp luật)
Rác thải nhựa trên biển đang thực sự trở thành nỗi ám ảnh của đại dương. (Nguồn ảnh: Báo Pháp luật)

1. Tình trạng rác thải nhựa trên biển hiện nay 

Báo cáo của tạp chí khoa học Science của Hiệp hội Mỹ gần đây cho biết: Đến nay thế giới đã sản xuất ra 8,3 tỉ tấn nhựa, trong đó có 6,3 tỉ tấn là rác thải nhựa. Trong 6,3 tỷ tấn rác thải nhựa đó thì: 

  • 9% rác thải nhựa được tái chế
  • 12% rác thải nhựa được đốt
  • 79% còn lại tồn tại trong môi trường tự nhiên, bao gồm cả môi trường biển. 

Còn theo thống kê của Tổ chức Bảo vệ môi trường biển Ocean Conservancy của Mỹ thì mỗi năm có khoảng 8 triệu tấn nhựa thải ra biển trên toàn thế giới. Tổ chức này cũng dự báo là tới năm 2025, cứ 3 tấn cá sẽ có 1 tấn rác thải nhựa.

Cũng theo Ocean Conservancy, trong số 8 triệu tấn rác thải nhựa bị thải ra biển đó thì có:

  • 94% rác thải nhựa tập trung ở đáy đại dương với mật độ 70 kg/km2
  • 1% rác thải nhựa nổi trên bề mặt biển với mật độ 0,74 kg/km2
  • 5% rác thải nhựa ở gần bờ biển với mật độ 2.000kg/km2. 

Điều này cho thấy số lượng rác thải nhựa trên biển mà chúng ta nhìn thấy chỉ là một con số rất nhỏ so với số lượng thực tế.

Bạn có biết đến 94% rác thải nhựa tập trung ở đáy đại dương chứ không phải trên bề mặt? (Nguồn ảnh: elregio.com)
Bạn có biết đến 94% rác thải nhựa tập trung ở đáy đại dương chứ không phải trên bề mặt? (Nguồn ảnh: elregio.com)

Tại Việt Nam, theo thống kê mới nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì lượng rác thải nhựa thải ra biển mỗi năm là 0,28 tấn – 0,73 tấn, chiếm 6% và là nước xếp thứ 4 về lượng rác thải nhựa trên biển của toàn thế giới. 

2. Nguyên nhân gây ô nhiễm rác thải nhựa trên biển

Về cơ bản, tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa trên biển do những nguyên nhân sau:

  • Rác thải nhựa từ đất liền trôi theo ống nước ngầm, sông, suối… ra biển. Nguyên nhân là do ý thức của người dân khi xả rác ra sông, xả rác vô ý thức trên đường phố, gió và mưa cuốn trôi xuống cống ra biển. Hoặc nhiều loại rác thải nhựa như khăn ướt, bông tẩy trang, băng vệ sinh,.. bị xả xuống bồn cầu rồi ra cống tới biển.
  • Rác thải nhựa do hoạt động du lịch: Khách du lịch khi tham quan, tham gia các hoạt động vui chơi, ăn uống trên biển hoặc gần các bãi biển do thiếu ý thức đã xả rác xuống biển hoặc bờ biển… 
  • Rác thải nhựa do hoạt động đánh bắt hải sản: Những chiếc lưới, dụng cụ đánh bắt hỏng bị vứt đi hoặc rơi xuống biển, và cả chất thải từ tàu lưu thông trên biển cũng là nguyên nhân làm tăng rác thải nhựa trên biển.
  • Do sự tàn phá từ bão, sóng thần cuốn theo đồ đạc, vật dụng bằng nhựa, rác thải nhựa từ đất liền xuống biển…
Theo số liệu mà ông Nguyễn Lê Tuấn – Viện trưởng Viện nghiên cứu biển và hải đảo Việt Nam công bố thì có 80% rác thải nhựa trên biển là bị trôi ra từ đất liền. (Nguồn ảnh: Tin môi trường)
Theo số liệu mà ông Nguyễn Lê Tuấn – Viện trưởng Viện nghiên cứu biển và hải đảo Việt Nam công bố thì có 80% rác thải nhựa trên biển là bị trôi ra từ đất liền. (Nguồn ảnh: Tin môi trường)

3. Tác hại của rác thải nhựa trên biển 

Rác thải nhựa trên biển không chỉ làm xấu cảnh quan, gây ô nhiễm môi trường mà còn gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh vật biển và con người. Cụ thể như sau:

3.1. Tác hại đối với sinh vật biển 

3.1.1. Làm giảm khả năng hấp thu thức ăn của sinh vật: 

Theo thông tin từ Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam thì có khoảng 267 loài sinh vật biển đã bị vướng hoặc ăn phải các mảnh vi nhựa trên biển:

  • Trung bình trong mỗi con cá có 2,1 mảnh nhựa.
  • Sinh vật biển như chim, rùa, động vật có vú… thường nhầm rác thải nhựa là thức ăn và nuốt chúng vào. 
  • Rùa biển thường nhận nhầm túi nilon là sứa. 
  • Hải âu lại tưởng mảnh nhựa đỏ là mực… 

Rác thải nhựa sau khi vào cơ thể sinh vật có thể gây tổn hại thành ruột hoặc gây tắc nghẽn, dẫn tới giảm khả năng hấp thụ của sinh vật, thậm chí gây tử vong.

Rùa biển nhận nhầm túi nilon là thức ăn của chúng. (Nguồn ảnh: advertisingvietnam.com)
Rùa biển nhận nhầm túi nilon là thức ăn của chúng. (Nguồn ảnh: advertisingvietnam.com)

3.1.2. Tác động đến hệ thống nội tiết và điều hòa hormone trong cơ thể sinh vật

Khi sinh vật biển ăn phải rác thải nhựa, mà trong nhựa có chứa chất phụ gia nên sẽ tác động tiêu cực đến hệ thống nội tiết và điều hòa hormone trong cơ thể chúng.

3.1.3. Gây ra bệnh và cái chết cho sinh vật qua đường ăn uống

Cục quản lý Đại dương và Khí quyển quốc gia Mỹ cho biết mỗi năm có khoảng 100.000 động vật có vú biển, hàng triệu loài cá, chim biển đã chết vì ăn rác thải nhựa. 

Các sinh vật biển này có thể chết do nhựa hoặc bị thiếu thức ăn do nhựa đã giết chết các sinh vật trong chuỗi thức ăn của chúng.

Còn theo kết quả nghiên cứu khoa học của UC Davis vào tháng 11/2016 thì đã có trường hợp chim biển chết do ăn phải rác thải nhựa. Và họ ước tính đến năm 2050 sẽ có 99% chim biển ăn nhầm rác thải nhựa.

Ước tính đến năm 2050 sẽ có 99% chim biển ăn nhầm rác thải nhựa. (Nguồn ảnh: beritabeta)
Ước tính đến năm 2050 sẽ có 99% chim biển ăn nhầm rác thải nhựa. (Nguồn ảnh: beritabeta)

3.1.4. Gây ra cái chết của sinh vật biển khi mắc phải, bị kẹt

Đối với những sinh vật biển khi vướng vào lưới đánh cá bị bỏ đi hoặc các loại rác thải nhựa khác, chúng sẽ không thể thoát ra được nên sẽ yếu dần và chết.

Lưới đánh cá bị bỏ đi đã gây ra cái chết của rất nhiều sinh vật biển. (Nguồn ảnh: Báo lao động)
Lưới đánh cá bị bỏ đi đã gây ra cái chết của rất nhiều sinh vật biển. (Nguồn ảnh: Báo lao động)
Rác thải nhựa gây ra cái chết cho rất sinh vật biển khi chúng bị mắc kẹt và không thể tìm kiếm được thức ăn. (Nguồn ảnh: biodiversitywarriors)
Rác thải nhựa gây ra cái chết cho rất sinh vật biển khi chúng bị mắc kẹt và không thể tìm kiếm được thức ăn. (Nguồn ảnh: biodiversitywarriors)

3.1.5. Làm phá hủy hoặc suy giảm đa dạng sinh học

Rác thải nhựa sẽ gây ra cái chết của nhiều loài sinh vật biển, dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng hoặc làm phá hủy, suy giảm đa dạng sinh học.

Ngoài ra còn làm thay đổi cấu trúc, thành phần loài của hệ sinh thái do việc chuyên chở các sinh vật ngoại lai thông qua rác thải nhựa từ nơi khác đến. 

3.2. Tác hại đối với con người

3.2.1. Ảnh hưởng tới sức khỏe của con người qua đường ăn uống

Con người có thể bị ảnh hưởng gián tiếp từ rác thải nhựa do ăn phải sinh vật biển đã bị nhiễm độc. Những sinh vật biển này có thể đã ăn rác thải nhựa hoặc đã nuốt, ăn các sinh vật khác chứa độc nhựa. 

Theo một báo cáo đăng tải trên website Khoahoc.TV gần đây thì có 25% số cá trong siêu thị California (Mỹ) và 28% số cá trong chợ của Indonesia có chứa hạt vi nhựa khó phân hủy ở bên trong. Các nhà khoa học đang lo ngại rằng nếu con người ăn phải các sinh vật này có thể bị các bệnh như vô sinh, ung thư,…

Khi các hạt vị nhựa tồn tại trong cơ thể con người có thể sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí gây ra ung thư. (Nguồn ảnh: Vinmec)
Khi các hạt vị nhựa tồn tại trong cơ thể con người có thể sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí gây ra ung thư. (Nguồn ảnh: Vinmec)

3.2.2. Ảnh hưởng đến nguồn nước của con người

Chất độc hại của rác thải nhựa có thể ngấm vào nguồn nước, hồ chứa nước ngầm. Và rất có thể con người sẽ uống phải nước đã bị nhiễm độc hoặc ăn phải rau cỏ, trái cây đã nhiễm độc nhựa từ đất.

3.2.3. Ảnh hưởng đến hoạt động du lịch của con người

Khi môi trường bị ô nhiễm thì những khu du lịch sẽ không tránh khỏi việc bị ảnh hưởng. Khách du lịch cũng có ấn tượng không tốt về các điểm du lịch này, gây ảnh hưởng đến thu nhập du lịch của địa phương, đất nước. 

Chưa kể, rác thái nhựa có thể làm khu du lịch không thể phục hồi lại được và trở thành điểm du lịch “chết”.

3.2.4. Ảnh hưởng đến hoạt động khai thác thủy hải sản của con người

Số lượng sinh vật chết vì rác thải nhựa nhiều thì sản lượng khai thác thủy hải sản giảm. Hơn nữa, rác thải nhựa chặn cửa hút nước hoặc vướng vào lưới đánh cá, cuốn vào chân vịt,… có thể gây hỏng hóc thiết bị. 

Ở Scotland, rác thải nhựa trên biển đã làm giảm 5% doanh thu mỗi năm (15 – 17 triệu USD) của ngành công nghiệp đánh cá và làm hỏng hóc chân vịt tàu thủy. Ở Na Uy và Anh, năm 2008 có 286 sự cố gây ra từ rác thải nhựa và phải mất 2,8 triệu USD để phục hồi (Theo tạp chí Bnews).

Rác thải nhựa ảnh hưởng đến khai thác thủy hải sản của con người. (Nguồn ảnh: Báo Thiên nhiên)
Rác thải nhựa ảnh hưởng đến khai thác thủy hải sản của con người. (Nguồn ảnh: Báo Thiên nhiên)

3.2.5. Con người sẽ phải chi trả một khoản phí lớn cho việc vệ sinh môi trường

Theo kết quả nghiên cứu mới nhất của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) thì mỗi năm các nước thành viên phải trả 1,3 tỷ USD cho việc xử lý ô nhiễm môi trường trên biển.

Hà Lan, Bỉ phải tốn 13,65 triệu USD mỗi năm để dọn dẹp bãi biển. Còn Anh phải chi 23,62 triệu USD. Mức chi trả này đã tăng 38% trong 10 năm qua (Theo tạp chí Bnews). 

4. Giải pháp giúp giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa trên biển 

Tác hại mà rác thải nhựa mang đến cho đại dương là vô cùng khôn lường. Chính vì vậy, con người không thể thờ ơ nữa mà cần có biện pháp giảm thiểu kịp thời ngay.

Hãy thay đổi từ chính bản thân mỗi người:

  • Không xả rác thải ra sông vì đây là nguồn rác chính đổ thẳng ra biển. Thay vào đó hãy phân loại rác và vứt rác đúng nơi quy định để tái chế, hủy bỏ đúng quy trình. Tránh để lẫn, gây mất thời gian, công sức, tiền bạc cho việc phân loại trước khi tái chế.
  • Không vứt rác ra bãi biển, nâng cao ý thức du lịch biển. Cần dọn dẹp rác thải ngay sau khi thực hiện các hoạt động du lịch trên biển.
  • Chung tay làm sạch bãi biển, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường biển. Mỗi người có ý thức sẽ góp phần đẩy mạnh ý thức chung. 
  • Thực hiện các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, tuyên dương những cá nhân, tập thể điển hình góp phần làm sạch môi trường.
  • Hạn chế sử dụng đồ nhựa, nhất là đồ nhựa dùng một lần: Hiện nay, một số nước như Rwanda, Băng La Đét đã cấm sản xuất và bán túi polythene. Israel, Nam Phi đánh thuế túi nhựa, vật liệu đóng gói, thuế đổ rác ở bãi rác hoặc đốt rác… Đây đều là những biện pháp tích cực từ Chính phủ các nước, nhằm phổ biến rộng rãi và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân hơn nữa.

Nghiên cứu khoa học tìm giải pháp hạn chế rác thải nhựa

  • Sử dụng các công nghệ xử lý rác thải nhựa hiệu quả hơn: Hiện nay, có hai công nghệ xử lý rác thải nhựa được thế giới áp dụng là công nghệ đốt phát điện và công nghệ nhiệt phân. 
  • Chuyển đổi từ đồ nhựa sang dùng sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn như sản phẩm của AnEco. Sản phẩm của AnEco có nguồn gốc từ tinh bột ngô và vật liệu phân hủy sinh học nên có thời gian phân hủy ngắn. Chỉ trong 6 tháng – 1 năm trong điều kiện chôn ủ tự nhiên hoặc ủ công nghiệp, sản phẩm của AnEco sẽ phân hủy thành CO2, H20 và mùn sinh học. Vì thế, đây là sản phẩm an toàn cho sức khỏe con người và thân thiện với môi trường.
Sử dụng sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn AnEco là một trong những cách hạn chế rác thải nhựa trên biển
Sử dụng sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn AnEco là một trong những cách hạn chế rác thải nhựa trên biển

Sau khi đọc xong bài viết này, chắc hẳn bạn đã nhận ra những mối nguy hại lớn đến từ rác thải nhựa trên biển. Chúng ta đừng để đại dương phải một mình chống chọi với vấn nạn này nữa bạn nhé! Hãy chung tay bảo vệ môi trường ngay từ hôm nay bằng những hành động nhỏ nhất!

5/5 - (1 bình chọn)