Thực trạng rác thải nhựa ở Việt Nam – những con số đáng báo động

04/05/2020

Cùng với tình hình rác thải nhựa trên thế giới, thực trạng rác thải nhựa ở Việt Nam đang ngày càng báo động và trở thành mối quan tâm hàng đầu. Vậy cụ thể tình trạng này ở Việt Nam hiện ra sao, cần có hành động gì để xử lý kịp thời? Hãy cùng An Phát Holdings tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! 

Việt Nam đứng thứ 4 trong số các nước trên thế giới có lượng rác thải nhựa đổ ra biển lớn với 0,28 – 0,73 triệu tấn/năm. (Nguồn ảnh: Báo mới)
Việt Nam đứng thứ 4 trong số các nước trên thế giới có lượng rác thải nhựa đổ ra biển lớn với 0,28 – 0,73 triệu tấn/năm. (Nguồn ảnh: Báo mới)

1. Thực trạng rác thải nhựa ở Việt Nam – những con số đáng báo động 

Những con số thống kê lượng sử dụng túi nilon, chai nhựa cho thấy tình hình rác thải nhựa ở Việt Nam thật đáng lo ngại. 

  • Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi tháng, mỗi gia đình sử dụng đến 1kg túi nilon. Ở những thành phố lớn như Hà Nội và Hồ Chí Minh, số lượng rác thải nhựa mỗi ngày thải ra môi trường lên tới 80 tấn. 
  • Còn theo thống kê của Hiệp hội nhựa Việt Nam thì trong khoảng thời gian 1990 – 2015 số lượng tiêu thụ nhựa ở Việt Nam đã tăng lên chóng mặt, từ 3,8 kg/người/năm lên đến 41 kg/người/năm. 
Số lượng rác thải nhựa Việt Nam thải ra chiếm tới 6% rác thải nhựa của toàn thế giới. (Nguồn ảnh: cambonomist)
Số lượng rác thải nhựa Việt Nam thải ra chiếm tới 6% rác thải nhựa của toàn thế giới. (Nguồn ảnh: cambonomist)

Trong khi đó, lĩnh vực xử lý và tái chế nhựa ở Việt Nam chưa phát triển, nên đa số rác thải được chôn lấp, đốt hoặc thải thẳng ra môi trường. 

  • Đơn cử ở thành phố Hồ Chí Minh, trong 250.000 tấn rác thải nhựa thì có 48.000 tấn được đem đi chôn lấp, hơn 200.000 tấn được tái chế hoặc thải thẳng ra môi trường. 
  • Còn theo ông Đặng Huy Đông, Nguyên Thứ trưởng Kế hoạch đầu tư cho rằng chỉ có 10% rác thải nhựa Việt Nam được đem đi tái chế, còn lại hơn 90% được đem đi chôn, lấp hoặc xả ra môi trường.

Những con số ở trên cho thấy tình hình rác thải nhựa ở Việt Nam thật đáng báo động, đòi hỏi chúng ta phải chung tay, nâng cao ý thức cá nhân mới có thể cùng nhau bảo vệ môi trường.

2. Nguồn gốc làm tăng lượng rác thải nhựa, tăng mối nguy hại cho môi trường 

Vậy nguồn gốc làm tăng rác thải nhựa là do đâu? Theo chúng tôi, nguồn gốc phát sinh rác thải nhựa xuất phát từ sự tiện lợi trong tiêu dùng của các sản phẩm nhựa.

  • Cuộc sống nhộn nhịp vội vã khiến nhiều người thích sử dụng đồ nhựa 1 lần, bởi chúng nhanh, gọn, không cần rửa, lau chùi, dọn dẹp. Tuy nhiên, họ không hề biết rằng những loại nhựa này mất hàng trăm năm, thậm chí hàng ngàn năm mới có thể phân hủy được. Trong khoảng thời gian đó, nó đã gây ra bao tác hại cho môi trường.
  • Nhiều người tiêu dùng không suy nghĩ, cứ thấy các sản phẩm bằng nhựa rẻ, đẹp là sử dụng mà chẳng quan tâm chúng có ảnh hưởng tới môi trường về sau
  • Sau những đêm ca nhạc, lễ hội là những bãi rác được các bạn trẻ để lại nhiều vô số. Họ để rác thải nhựa trên khắp đường phố, lẫn trong các lùm cây,… khiến cho việc thu gom, phân loại, xử lý và tái chế số lượng rác thải nhựa này thêm khó khăn.
Sau mỗi đêm ca nhạc, lễ hội lượng rác thải nhựa bị để lại nhiều vô số làm cho thực trạng rác thải nhựa ở Việt Nam càng thêm trầm trọng (Nguồn: nguoiduatin.vn)
Sau mỗi đêm ca nhạc, lễ hội lượng rác thải nhựa bị để lại nhiều vô số làm cho thực trạng rác thải nhựa ở Việt Nam càng thêm trầm trọng (Nguồn: nguoiduatin.vn)

3. Hành động ngay để bảo vệ bản thân, làm đẹp Việt Nam, làm sạch trái đất 

Để bảo vệ bản thân, làm đẹp Việt Nam, làm sạch trái đất, không còn cách gì hơn là chúng ta cần phải hạn chế lượng rác thải nhựa thải ra môi trường bằng một số biện pháp sau:

  • Sau khi sử dụng đồ nhựa, hãy vất bỏ vào thùng rác, điểm thu gom, tránh vứt bừa bãi.
  • Hạn chế sử dụng đồ nhựa, nhất là đồ nhựa sử dụng một lần và thay thế bằng đồ sử dụng nhiều lần từ vải, sứ, gỗ, tre,… 
  • Mỗi người và gia đình cần phân loại rác thải nhựa trước khi mang ra bãi rác hoặc để người thu gom rác đến xử lý giúp việc tái chế nhựa dễ dàng hơn
  • Các tổ chức, doanh nghiệp, nhà hàng, khách sạn,… và mỗi cá nhân phải chung tay bảo vệ môi trường bằng cách hạn chế dùng cốc nhựa, túi nilon, các đồ dùng nhựa 1 lần và thay vào đó hãy sử dụng sản phẩm sinh học thân thiện với môi trường như sản phẩm của AnEco. 

 

Mọi sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn AnEco của Tập đoàn An Phát Holdings được chứng nhận là có thể phân hủy hoàn toàn thành H20, CO2 và mùn chỉ sau 6 - 12 tháng ở điều kiện ủ tự nhiên hoặc ủ công nghiệp. (Nguồn ảnh: baothuathienhue.vn)
Sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn AnEco(Nguồn ảnh: baothuathienhue.vn) 

Mọi sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn AnEco của Tập đoàn An Phát Holdings được chứng nhận là có thể phân hủy hoàn toàn thành H20, CO2 và mùn chỉ sau 6 – 12 tháng ở điều kiện ủ tự nhiên hoặc ủ công nghiệp.

Tình trạng rác thải nhựa ở Việt Nam cho thấy đây không chỉ còn là vấn đề của các cấp chính quyền, nhà nước mà còn là vấn đề của mỗi một cá nhân. Vì thế, mỗi người chúng ta hãy chung tay, góp sức đẩy lùi tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa ở VIệt Nam bạn nhé.

3/5 - (1 bình chọn)