Tác hại của chai nhựa nghiêm trọng hơn những gì bạn tưởng

17/02/2020

Giống như nhiều quốc gia khác, Việt Nam hiện đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề môi trường như: Biến đổi khí hậu, nước biển dâng, ô nhiễm rác thải chai nhựa, túi nilon… Đặc biệt là vấn nạn ô nhiễm rác thải nhựa sẽ mang đến rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng mà ta không thể lường trước được!

Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc cho biết mỗi năm lượng rác thải nhựa tại Việt Nam tăng lên khoảng 16 – 18% so với năm trước.

Rác thải chai nhựa đang ảnh hưởng như thế nào đến đời sống
Rác thải chai nhựa đang ảnh hưởng như thế nào đến đời sống  (Nguồn ảnh: vtv.vn)

1. Tình trạng rác thải chai nhựa hiện nay 

Chai nhựa hiện đang là sản phẩm rất thông dụng, được sử dụng rất phổ biến trong đời sống của mỗi người. Trong đó, chai nhựa được sử dụng chủ yếu để đựng: nước khoáng, nước ngọt, các loại chai gia vị nấu ăn, mỹ phẩm, dược phẩm… 

Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) cho biết, năm 2016 trên toàn thế giới đã có 480 tỷ chai nhựa được sản xuất và tiêu thụ, tức là mỗi phút sẽ có khoảng 1 triệu chai nhựa được bán ra.

Trong khi đó, ước tính phải mất tới 450 – 1.000 năm trong môi trường nước biển thì 1 chai nhựa mới bị phân hủy hoàn toàn. Đây quả thực là một khoảng thời gian rất dài, trong suốt thời gian đó, rác thải chai nhựa sẽ mang tới nhiều ảnh hưởng xấu tới con người, môi trường và cả sinh vật.

Chai nhựa được thiết kế đa dạng để phù hợp với mọi nhu cầu sử dụng. (Nguồn ảnh: Exportersindia.com)
Chai nhựa được thiết kế đa dạng để phù hợp với mọi nhu cầu sử dụng.   (Nguồn ảnh: Exportersindia.com)

2. Những tác hại nghiêm trọng của rác thải chai nhựa 

2.1. Tác hại với sức khỏe con người 

Việc sử dụng chai nhựa không đúng cách có thể mang đến nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người. Cụ thể: 

  • Gây độc hại cho cơ thể: Khi sử dụng không đúng cách, các chất phụ gia, tạo màu trong chai nhựa có thể bị phôi ra, nhiễm vào thực phẩm và gây độc cho con người. Khi để trong tủ lạnh, các hợp chất trong thành phần PET có thể bị rò rỉ và gây ảnh hưởng đến sức khỏe. 
  • Có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi và trẻ nhỏ: Báo Xây dựng đăng tải: Một nghiên cứu khoa học tại California, Mỹ cho thấy, việc tiếp xúc lâu dài với chất BPA có trong chai nhựa làm tác động tiêu cực đến thai nhi và trẻ nhỏ. Trẻ có thể bị đột biến nhiễm sắc thể, khuyết tật bẩm sinh, thậm chí là tổn thương não… 
  • Tăng nguy cơ gây ung thư: Khi sử dụng chai nhựa để đựng nước ấm, nước nóng thì sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Bởi nhiệt độ cao có thể sẽ tạo ra phản ứng giữa các thành phần của vỏ chai và nước, hoặc phơi nhiễm chất độc hại ra nước.
Tái sử dụng chai nhựa để đựng nước uống nhiều lần tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. (Nguồn ảnh: Hellobacsi.com)
Tái sử dụng chai nhựa để đựng nước uống nhiều lần tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ.   (Nguồn ảnh: Hellobacsi.com)

2.2. Tác hại với môi trường 

Không những tác động đến sức khỏe con người, rác thải chai nhựa còn gây hại cho môi trường:

  • Gây ô nhiễm môi trường: Chai nhựa khi bị chôn lấp sẽ làm đất không giữ được nước, dinh dưỡng và ngăn cản quá trình khí oxy đi qua đất, gây tác động xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng. Còn khi xử lý rác bằng cách đốt sẽ sinh ra chất độc đi-ô-xin, furan gây ô nhiễm không khí, gây ngộ độc, ảnh hưởng tới sức khỏe con người… 
  • Gây tắc nghẽn cống rãnh, tăng nguy cơ ngập lụt: Những chiếc chai nhựa bị vứt đi, mắc kẹt trong cống rãnh sẽ cản trở sự lưu thông của dòng nước, tạo nơi ở cho vi sinh vật độc hại phát triển và gây tắc nghẽn, ngập úng…
Rác thải chai nhựa gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. (Nguồn ảnh: Báo Quốc tế)
Rác thải chai nhựa gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.   (Nguồn ảnh: Báo Quốc tế)

2.3. Tác hại với sinh vật 

Sinh vật, đặc biệt là sinh vật biển cũng bị ảnh hưởng rất nhiều bởi rác thải chai nhựa:

  • Khiến sinh vật biển tưởng nhầm rác thải nhựa là thức ăn: Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam cho biết, có khoảng 267 loài sinh vật biển (chim, rùa biển, hải âu…) đã nhầm nhựa thành thức ăn của chúng và ăn phải. Điều này có thể gây tổn hại thành ruột, gây tắc nghẽn, dẫn tới giảm khả năng hấp thụ của sinh vật biển.
  • Gây ra cái chết cho sinh vật biển: Cục quản lý Đại dương và Khí quyển quốc gia Mỹ cho biết, mỗi năm có khoảng 100.000 động vật có vú biển, hàng triệu loài cá, chim biển đã chết mắc kẹt vào rác thải nhựa hoặc do ăn phải nhựa.
  • Làm phá hủy hoặc suy giảm đa dạng sinh học: Những cái chết của nhiều loài sinh vật biển sẽ mang đến nguy cơ tuyệt chủng hoặc làm phá hủy, suy giảm đa dạng sinh học.
(Sinh vật có thể bị mắc kẹt bởi vòng của chai nhựa và không thể thoát ra được. Nguồn ảnh: misyus.com)
Sinh vật có thể bị mắc kẹt bởi vòng của chai nhựa và không thể thoát ra được.   (Nguồn ảnh: misyus.com)

3. Chung tay chống rác thải chai nhựa 

Có thể nói, rác thải chai nhựa mang đến tác hại rất lớn cho sức khỏe con người, môi trường và cả sinh vật. Vì thế, chúng ta hãy chung tay chống rác thải chai nhựa bằng cách:

  • Phân loại chai nhựa, đồ nhựa để có thể thu gom, tái chế nhanh chóng, đúng quy trình.
  • Sử dụng bình đựng nước cá nhân bằng thủy tinh, sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn… thay vì dùng chai nhựa dùng một lần. 
  • Có thể tái chế chai nhựa đã qua sử dụng vào các mục đích khác: làm bè trôi sông, đồ chơi, bàn ghế, thùng đựng rác, đồ trang trí,…
  • Sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường như sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn AnEco của Tập đoàn An Phát Holdings. Sản phẩm AnEco được làm từ tinh bột ngô và các nguyên liệu sinh học phân huỷ được nhập khẩu từ Châu Âu nên có thể phân hủy thành H20, CO2, mùn chỉ trong vòng 6 – 12 tháng trong điều kiện ủ công nghiệp. Sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn AnEco thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe.
Sử dụng cốc giấy sinh học phân hủy hoàn toàn thay thế cho chai nhựa để bảo vệ môi trường
Sử dụng cốc giấy sinh học phân hủy hoàn toàn thay thế cho chai nhựa để bảo vệ môi trường

Tập đoàn An Phát Holdings tiên phong đi đầu trong việc nâng cao ý thức sử dụng rác thải chai nhựa với môi trường, cam kết nghiên cứu và đưa ra các sản phẩm sinh học phân huỷ thay thế cho cộng động.

5/5 - (1 bình chọn)