Phân biệt định nghĩa tự hủy

13/09/2018

Ở Việt Nam hiện nay, các loại túi ta thường thấy được bày bán trên quầy kệ siêu thị vẫn được gắn mác ”Tự hủy sinh học” hay “Phân hủy sinh học”, tiếng anh là “Biodegradable”. Liệu chúng có thực sự “thân thiện với môi trường” như tên gọi và quảng cáo. Dưới đây sẽ trình bày rõ hơn các khái niệm chuẩn liên quan đến “Biodegradable” theo thông tin từ Hiệp hội Thử nghiệm và Vật liệu Hòa Kỳ (ASTM).

Ở Việt Nam hiện nay, các loại túi ta thường thấy được bày bán trên quầy kệ siêu thị vẫn được gắn mác ”Tự hủy sinh học” hay “Phân hủy sinh học”, tiếng anh là “Biodegradable”. Liệu chúng có thực sự “thân thiện với môi trường” như tên gọi và quảng cáo. Dưới đây sẽ trình bày rõ hơn các khái niệm chuẩn liên quan đến “Biodegradable” theo thông tin từ Hiệp hội Thử nghiệm và Vật liệu Hòa Kỳ (ASTM).Biodegradable: Có thể hiểu là Phân hủy sinh học: Đây là quá trình suy thoái do tác động của các vi sinh vật tự nhiên như vi khuẩn, nấm và tảo. Tuy nhiên, có một vấn đề là không có tham chiếu thời gian cần thiết cho sự phân hủy hoặc loại thuộc tính chất lượng vật lý và hóa học của sản phẩm cuối cùng được phân hủy thành. Có những sản phẩm nhựa phân hủy sinh học vẫn chỉ là phân rã thành những mảnh nhỏ hơn, nhưng không thực sự “trở về với Đất” và không thể bị chuyển hóa bởi vi sinh vật.
Compostable: Có thể hiểu là Phân hủy hoàn toàn thành phân ủ “compost”: Quá trình phân hủy sinh học compostable sẽ tạo ra CO2, nước, hợp chất vô cơ và sinh khối với tốc độ phù hợp với các vật liệu hữu cơ khác và hoàn toàn không để lại cặn bã có thể nhận thấy hoặc gây hại tới môi trường.
OXO-biodegradable: Đây là khái niệm gắn với hầu hết các loại bao bì mang nhãn mác “Tự hủy sinh học” trên thị trường Việt Nam hiện nay. Đây là một nguyên liệu – một phụ gia kim loại được thêm vào để tăng tốc độ phân hủy bởi ánh sáng mặt trời (UV), nhiệt và/ hoặc sức ép cơ học. Đây thực chất là quá trình phân rã các các sản phẩm nhựa thành những mảnh nhỏ hay còn gọi là vi nhựa, thường không nhìn thấy được bằng mắt thường nhưng bản chất nhựa vẫn không thay đổi.
Một chiếc túi mang nhãn “Compostable” chắc chắn là “Biodegradable”, nhưng một chiếc túi “Biodegradable” trên thị trường chưa chắc đã phân hủy hoàn toàn thành nước và các hợp chất không gây hại cho môi trường như “Compostable”. Như vậy có thể thấy khái niệm “Compostable” là tối ưu nhất cho một chiếc túi tự hủy sinh học thân thiện và bảo vệ môi trường. Các bạn có thể đọc lại bài viết trước để biết rõ nhưng chứng chỉ nào dành cho các sản phẩm chuẩn “Compostable” nhé.
An Phát là đơn vị sản xuất tại Việt Nam đầu tiên được cấp chứng chỉ TUV Vincotte OK HOME COMPOST cho các sản phẩm túi sinh học phân hủy hoàn toàn và là đơn vị Việt Nam duy nhất được công nhận là thành viên chính thức của Hiệp hội Nhựa Vi sinh phân hủy hoàn toàn tại Châu Âu (European Bioplastic Association).
Rate this post