Chống rác thải nhựa – cần phải hưởng ứng và nhân rộng vì trái đất XANH

20/02/2020

Chống rác thải nhựa để có một trái đất xanh hiện là mục tiêu không chỉ của Việt Nam mà là của cả thế giới. Vậy tại sao chúng ta lại muốn chống rác thải nhựa và cần làm gì để đạt được mục tiêu này? Hãy cùng An Phát Holdings tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

làm gì để chống rác thải nhựa
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, mục tiêu của nước ta là đến 2020 sẽ giảm được 65% lượng túi nilon dùng tại siêu thị, trung tâm thương mại để hạn chế rác thải nhựa.  (Nguồn ảnh: Báo mới)

1. Thực trạng rác thải nhựa hiện nay 

1.1. Khả năng tiêu thụ nhựa

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, trên toàn thế giới có 1 triệu chai nhựa được tiêu thụ mỗi phút, 500 tỷ túi nhựa được sản xuất và tiêu thụ mỗi năm. 

Còn theo Hiệp hội nhựa Việt Nam, năm 2018 nước ta đã tiêu thụ hơn 5 triệu tấn nhựa, trong đó trung bình mỗi gia đình dùng khoảng 1kg túi nilon/tháng. Đồng thời, chỉ số tiêu thụ nhựa trên đầu người cũng tăng nhanh, từ 3.8 kg lên đến 41 kg/năm/người (trong giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2018).

Ở hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, mỗi ngày có 80 tấn nhựa và nilon bị thải ra môi trường. (Nguồn ảnh: amazonaws.com)
Ở hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, mỗi ngày có 80 tấn nhựa và nilon bị thải ra môi trường.  (Nguồn ảnh: amazonaws.com)

1.2. Thực trạng rác thải nhựa tăng nhanh chóng

Mức độ tiêu thụ lớn kéo theo số lượng rác thải nhựa cũng tăng nhanh khó kiểm soát. Báo cáo của Liên hợp quốc chỉ ra rằng, mỗi năm có khoảng 13 triệu tấn rác thải nhựa thải ra môi trường và hiện có khoảng 9,1 tỷ tấn rác thải nhựa đang tích tụ trên trái đất.

Trong đó, tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa trên biển càng đáng báo động hơn cả!

Bộ Tài Nguyên và Môi trường cho biết, mỗi năm thế giới có tới 4,8 – 12,7 triệu tấn rác thải nhựa bị đổ ra biển, và Việt Nam chiếm tới 6% (vào khoảng 0,28 – 0,73 triệu tấn/năm) nằm ở vị trí thứ 4 trên thế giới. 

Đây là một vị trí đáng kinh ngạc khi nước ta là nước đang phát triển, lại có diện tích và dân số không quá lớn.

Tại Hội nghị Davos, Thụy Sĩ, các nhà chức trách đã đưa ra nhận định rằng đến năm 2050, lượng rác thải nhựa trên đại dương sẽ cao hơn cả số lượng cá. (Nguồn ảnh: Báo mới)
Tại Hội nghị Davos, Thụy Sĩ, các nhà chức trách đã đưa ra nhận định rằng đến năm 2050, lượng rác thải nhựa trên đại dương sẽ cao hơn cả số lượng cá.  (Nguồn ảnh: Báo mới)

1.3. Tình hình xử lý rác thải nhựa hiện nay

Với lượng rác thải nhựa tăng lên nhanh chóng như hiện nay, thì việc cần có biện pháp xử lý và tái chế rác thải nhựa hiệu quả là rất cần thiết. 

Theo thông tin đăng tải trên Báo mới, mỗi năm TP.HCM có 250.000 tấn/năm rác thải nhựa thải ra, trong đó có: 

  • 48.000 tấn (tương đương 19,2%) được xử lý bằng chôn lấp hoặc đốt 
  • Còn lại 200.000 tấn rác thải nhựa được tái chế hoặc thải trực tiếp ra môi trường tự nhiên, bao gồm cả môi trường biển. 

Từ thực trạng trên có thể thấy, hiệu quả xử lý và tái chế rác thải nhựa ở Việt Nam còn chưa cao. Lý do chủ yếu là bởi các công nghệ tái chế chưa được áp dụng quy mô lớn, chủ yếu vẫn còn được thực hiện bởi doanh nghiệp nhỏ nên hiệu quả thấp.
Ngoài ra, việc người dân chưa có ý thức phân loại rác thải ngay từ đầu nguồn cũng là nguyên nhân dẫn đến việc xử lý, tái chế thêm phần khó khăn. 

Người dân chưa có thói quen phân loại rác thải từ đầu nguồn khiến cho việc xử lý và tái chế rác thải nhựa thêm khó khăn. (Nguồn ảnh: Báo mới)
Người dân chưa có thói quen phân loại rác thải từ đầu nguồn khiến cho việc xử lý và tái chế rác thải nhựa thêm khó khăn.   (Nguồn ảnh: Báo mới)

2. Việt Nam hưởng ứng phong trào phòng chống rác thải nhựa 

Rác thải nhựa được tạo ra bởi con người nên con người cần phải chịu trách nhiệm xử lý, phòng chống rác thải nhựa để tránh khỏi thảm họa “ô nhiễm trắng”!

2.1. Các cách để bảo vệ môi trường khỏi thảm họa “ô nhiễm trắng” 

Ô nhiễm trắng là tình trạng ô nhiễm môi trường do việc sử dụng quá nhiều túi nilon, đồ nhựa mà không xử lý đúng cách gây ra. Vì thế để chung tay thoát khỏi tình trạng này, chúng ta cần:

  • Phân loại rác thải nhựa ngay từ đầu nguồn để giúp quá trình xử lý, tái chế nhanh chóng hơn.
  • Hạn chế sử dụng đồ nhựa, đặc biệt là các sản phẩm nhựa dùng một lần. 
  • Tích cực sử dụng các đồ dùng có thể tái sử dụng nhiều lần như: đồ dùng làm từ sứ, thuỷ tinh, kim loại, gỗ, tre,… 
  • Khi cần phải sử dụng đồ dùng 1 lần, hãy lựa chọn các sản phẩm thân thiện với môi trường như: dao, thìa, nĩa, ống hút, găng tay, cốc/ly giấy sinh học phân hủy hoàn toàn của AnEco… 
  • Thực hiện hoạt động thu gom, tái chế chất thải nhựa ở khu dân cư, siêu thị, trung tâm thương mại, chợ và các nơi tập trung đông người để khuyến khích nhân dân hạn chế dùng đồ nhựa và vứt rác đúng nơi quy định.
  • Khuyến khích mọi người đưa ra sáng kiến nhằm hạn chế rác thải nhựa. Đồng thời, tổ chức thêm nhiều cuộc thi viết bài tìm hiểu, vẽ tranh,… nhằm nâng cao ý thức của mỗi người dân…
Sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn AnEco đảm bảo thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe
Sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn AnEco đảm bảo thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe

2.2 Tập đoàn An Phát Holdings tích cực tham gia các phong trào chống rác thải nhựa 

Tập đoàn An Phát Holdings là tập đoàn tiên phong trong ngành nhựa, luôn chú trọng nghiên cứu và phát triển các sản phẩm thân thiện môi trường. An Phát Holdings là một trong những thành viên tích cực nhất tham gia lễ ra quân và liên minh chống rác thải nhựa. 

Trong lễ ra quân toàn quốc Phong trào Chống rác thải nhựa do Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND TP. Hà Nội và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức ngày 9/6/2019, Tập đoàn đã được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trao biểu trưng chứng nhận Thành viên Liên minh Chống rác thải nhựa

Tập đoàn An Phát Holdings tham gia phong trào chống rác thải nhựa (Nguồn ảnh: Báo mới)
Tập đoàn An Phát Holdings tham gia phong trào chống rác thải nhựa  (Nguồn ảnh: Báo mới)

Tập đoàn còn nghiên cứu và cho ra đời nhãn hiệu sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn AnEco.

Các sản phẩm của AnEco như: dao, thìa, nĩa, ống hút, găng tay… đều được làm từ nguyên liệu sinh học phân huỷ hoàn toàn, thân thiện với môi trường. Sản phẩm có thể phân hủy thành H20, CO2, mùn chỉ trong vòng 6 – 12 tháng trong điều kiện ủ công nghiệp. 

Bên cạnh đó, Tập đoàn luôn không ngừng nỗ lực nghiên cứu và phát triển nhiều sản phẩm thân thiện với môi trường hơn nữa, phối kết hợp với các đơn vị khác để có thể cùng cả nước chung tay phòng chống rác thải nhựa, bảo vệ môi trường.

Chống rác thải nhựa không chỉ là trách nhiệm của nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp mà còn là trách nhiệm của mỗi chúng ta. Vì thế, hãy chung tay chống rác thải nhựa để giải cứu trái đất ngay từ hôm nay, bạn nhé!

3/5 - (2 bình chọn)