Nguyên nhân ô nhiễm rác thải nhựa, nguồn gốc của rác thải nhựa đến từ đâu 

26/03/2020

Hiện nay ô nhiễm rác thải nhựa đang là hiểm họa nguy hiểm đối với cả môi trường và sức khỏe con người. Vậy nguyên nhân ô nhiễm rác thải nhựa là từ đâu? Làm cách nào để có thể chung tay bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa? Cùng tìm hiểu ngay bài viết sau để giải đáp vấn đề này nhé. 

Nguyên nhân gây ô nhiễm rác thải nhựa là gì? (Nguồn ảnh: tieudungvne)
Nguyên nhân gây ô nhiễm rác thải nhựa là gì? (Nguồn ảnh: tieudungvne)

1. Nguồn gốc của rác thải nhựa 

Báo cáo của Liên Hợp Quốc cho biết, mỗi năm thế giới thải ra môi trường khoảng 300 triệu tấn rác thải nhựa, Việt Nam thải ra khoảng 1,8 triệu tấn. Trong đó, rác thải nhựa được thải ra từ rất nhiều nguồn như:  

  • Rác thải nhựa từ sinh hoạt: Là rác thải nhựa xuất phát chủ yếu từ các khu dân cư, chợ, cửa hàng. Những rác thải nhựa từ sinh hoạt chủ yếu là túi nilon, chai nhựa, đồ chơi, tã bỉm, ống hút, cốc sữa chua, bàn chải đánh răng…
  • Rác thải nhựa từ hoạt động công nghiệp: Là rác thải phát sinh từ hoạt động sản xuất, thi công của các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp… 
  • Rác thải nhựa y tế: Đây là nguồn rác thải nhựa khá lớn hiện nay, do đặc thù của ngành y tế là cần sử dụng rất nhiều đồ dùng 1 lần để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, bảo đảm an toàn trong khám chữa bệnh. Các loại rác thải nhựa y tế phải kể đến: túi nilon, bao gói đựng vật tư y tế, dụng cụ đóng gói thuốc, găng tay, kim tiêm…
  • Ngoài ra rác thải nhựa còn có nguồn gốc từ các khu du lịch, dịch vụ, khu vui chơi giải trí hay các trường học…
Rác thải nhựa bắt nguồn từ khu sinh hoạt dân cư (Nguồn ảnh: litteritcostsyou)
Rác thải nhựa bắt nguồn từ khu sinh hoạt dân cư (Nguồn ảnh: litteritcostsyou)

2. Nguyên nhân ô nhiễm rác thải nhựa 

Nguyên nhân ô nhiễm rác thải nhựa hiện có rất nhiều, trong đó phải kể đến 3 nguyên nhân chính sau: 

2.1. Ý thức của từng cá nhân 

Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa là ý thức của mỗi cá nhân còn chưa tốt, thể hiện ngay từ việc tiêu dùng và xử lý rác thải:

  • Thói quen lạm dụng đồ nhựa sử dụng 1 lần của người dân đang khiến cho lượng rác thải tăng lên theo cấp số nhân. Đồ nhựa dùng 1 lần như cốc, thìa, bát nhựa… rất tiện dụng, giá thành rẻ, dễ tìm mua đang khiến cho nhiều người sử dụng chúng một cách vô tội vạ, không kiểm soát. 
  • Nhiều cá nhân còn vứt rác bừa bãi: Nhiều người thường tiện tay vứt rác ở bất kì đâu như trên đường, bờ biển, cống, rãnh,… khiến cho rác thải tràn lan, khó thu gom, xử lý. Đặc biệt, việc xả rác xuống cống rãnh còn gây tắc nghẽn đường ống, làm ngập lụt đường phố…
  • Chưa có ý thức phân loại rác tại nguồn: Phần lớn người dân hiện nay vẫn thường vứt rác thải nhựa với các loại rác vô cơ khác,… làm cho quá trình phân loại, xử lý rất khó khăn. 
Thói quen vứt rác bừa bãi của mỗi người dân là một trong những nguyên nhân ô nhiễm rác thải nhựa (Nguồn ảnh: Báo mới)
Thói quen vứt rác bừa bãi của mỗi người dân là một trong những nguyên nhân ô nhiễm rác thải nhựa (Nguồn ảnh: Báo mới)

2.2 Thiếu hệ thống xử lý rác thải nhựa 

Hệ thống xử lý rác thải nhựa chưa hoàn thiện, còn lạc hậu, hiệu quả kém… cũng là lý do khiến cho lượng rác thải nhựa thải ra môi trường tăng nhanh chóng: 

  • Hệ thống xử lý rác thải nhựa ở Việt Nam còn lạc hậu, hiệu suất kém: Chính do hạ tầng tiếp nhận và xử lý còn nhỏ lẻ, tự phát đã khiến cho lượng rác thải nhựa được tái chế còn rất thấp. 
  • Chưa có các biện pháp tái chế, xử lý rác thải một cách triệt để: Theo Hiệp hội Nhựa Việt Nam, mỗi ngày nước ta có khoảng 80.000 tấn rác thải nhựa thải ra môi trường thì chỉ có 20% được đem đi tái chế, còn 80% được xử lý theo kiểu chôn lấp hoặc đốt, có thể để lại hậu quả về sau.
Hệ thống xử lý rác thải nhựa chưa hoàn thiện, hiệu quả kém cũng là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm rác thải nhựa. (Nguồn ảnh: Vietnamhoinhap)
Hệ thống xử lý rác thải nhựa chưa hoàn thiện, hiệu quả kém cũng là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm rác thải nhựa. (Nguồn ảnh: Vietnamhoinhap)

2.3 Sự thờ ơ của chính quyền địa phương 

Bên cạnh các lý do trên, còn một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa đó là do chính quyền địa phương không thắt chặt việc sử dụng và xử lý rác thải nhựa. Các cơ quan chức năng còn thiếu quan tâm, thờ ơ với việc xử lý chất thải, thiếu hụt hệ thống quản lý chất thải. 

Theo ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Môi trường đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam, lượng chất thải ở Việt Nam mỗi năm là 12,8 triệu tấn. Nhưng lượng rác thải thu gom được ở đô thị khoảng 85,5%; còn ở nông thôn chỉ khoảng 45,6%. Số còn lại vẫn trôi nổi ngoài môi trường. 

3. Hậu quả của ô nhiễm rác thải nhựa 

3.1 Tác hại của rác thải nhựa đối với sức khỏe con người 

Rác thải nhựa có thể gây ra một số tác hại đối với sức khỏe con người như:

  • Quá trình phân huỷ của một số loại rác thải nhựa sinh ra các chất có hại cho sức khỏe con người. Trong nhựa có chất độc hại DOP có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho thai nhi và trẻ nhỏ. 
  • Rác thải nhựa làm ô nhiễm nguồn nước, không khí, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của động, thực vật. Từ đó, ảnh hưởng đến sức khỏe con người thông qua đường ăn uống, không khí. Nó có thể gây ra các bệnh như tiêu chảy, sốt, ho và cảm lạnh, đau đầu, gà-guinea … cho những người sống gần môi trường xảy ra ô nhiễm rác thải nhựa.
  • Rác thải nhựa có thể tan chảy ở nhiệt độ 70 – 800 độ C, lẫn vào thực phẩm rồi đi vào cơ thể con người, tích lũy dần và gây ra những căn bệnh nguy hiểm.
Khi đốt, rác thải nhựa có thể sinh ra chất độc đi-ô-xin gây hại cho sức khỏe con người. (Nguồn ảnh: Báo lao động)
Khi đốt, rác thải nhựa có thể sinh ra chất độc đi-ô-xin gây hại cho sức khỏe con người. (Nguồn ảnh: Báo lao động)

3.2 Tác hại với môi trường và động vật 

Không chỉ gây hại cho sức khỏe con người, rác thải nhựa còn có thể gây tác hại với môi trường và động vật như:

  • Rác thải nhựa làm thay đổi tính chất vật lý, sinh học, hóa học của nguồn nước, làm đất bạc màu, gây xói mòn đất, làm đất “vô sinh”, ảnh hưởng đến cây trồng
  • Rác thải nhựa làm tắc nghẽn cống rãnh, gây lũ lụt, ngập úng ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường.
  • Rác thải nhựa trôi nổi trên biển làm sinh vật biển ăn phải hoặc mắc phải, gây ảnh hưởng đến tính mạng. Thống kê cho thấy mỗi năm có tới 1,5 triệu động vật trên biển chết vì ngộ độc nhựa (Theo “Mạng thông tin và bảo vệ môi trường”)
Rác thải nhựa làm ô nhiễm cả môi trường nước (Nguồn: hoangkhangorganic.com)
Rác thải nhựa làm ô nhiễm cả môi trường nước (Nguồn: hoangkhangorganic.com)

4. Biện pháp khắc phục ô nhiễm rác thải nhựa? 

Chính vì rác thải nhựa có nhiều tác hại như vậy mà chúng ta cần có các biện pháp khắc phục ô nhiễm rác thải nhựa. Dưới đây là những biện pháp cơ bản mà mỗi cá nhân có thể thực hiện:

  • Phân loại rác ngay từ nguồn, không vứt chung rác thải nhựa với các loại rác thải khác để giúp việc phân loại tái chế được dễ dàng.
  • Sử dụng các sản phẩm có thể tái sử dụng nhiều lần như thủy tinh, gỗ, sứ… để thay thế cho đồ nhựa.
  • Hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần, thay vào đó hãy sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường như: ống hút cỏ, gạo, sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn AnEco của Tập đoàn An Phát Holdings.
Sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn AnEco được chứng nhận là có thể phân hủy hoàn toàn thành H20, CO2 và mùn chỉ sau 6 - 12 tháng ở điều kiện ủ tự nhiên hoặc ủ công nghiệp
Sản phẩm sinh học phân hủy hoàn toàn AnEco được chứng nhận là có thể phân hủy hoàn toàn thành H20, CO2 và mùn chỉ sau 6 – 12 tháng ở điều kiện ủ tự nhiên hoặc ủ công nghiệp

Như vậy, có thể thấy nguyên nhân ô nhiễm rác thải nhựa đến từ mỗi người dân, hệ thống xử lý rác thải và cả sự quản lý của các cấp chính quyền địa phương. Ô nhiễm rác thải nhựa có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho con người, môi trường, động vật. Vì vậy, ngay từ hôm nay, mỗi chúng ta hãy nâng cao ý thức, chung tay giải cứu trái đất khỏi tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa.

5/5 - (1 bình chọn)